ĐÀI LOAN ĐỨNG ĐẦU CHÂU Á VỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI NĂM 2021

Công bố Biểu đồ bình đẳng giới năm 2021, mức độ bình đẳng giới ở Đài Loan đứng đầu châu Á

Ngày 5/1/2021, Ban Bình đẳng giới thuộc Viện Hành chính đã công bố “Biểu đồ bình đẳng giới năm 2021”, trong đó căn cứ Chỉ số bất bình đẳng giới (Gender Inequality Index, GII) mới nhất do Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) công bố, dựa trên 5 tiêu chí thuộc 3 lĩnh vực: sức khỏe sinh sản, sự trao quyền và thị trường lao động để đánh giá tình hình bình đẳng giới ở các quốc gia. Sau khi nhập dữ liệu của Đài Loan để tính toán cho thấy, thứ hạng về bình đẳng giới của Đài Loan đã tăng lên 3 bậc so với năm ngoái, đứng thứ 6 thế giới và đứng đầu châu Á.

 Về phương diện tham gia lao động, năm 2019, tỷ lệ nữ giới trên 15 tuổi tham gia lực lượng lao động ở Đài Loan là 51,4%. Trong gần 10 năm qua, tỷ lệ này tăng gấp 2 lần tỷ lệ nam giới tham gia lực lượng lao động, khoảng cách giữa hai giới đang dần được thu hẹp. Ngoài ra, chênh lệch tiền lương trung bình theo giờ giữa hai giới ở Đài Loan trong năm 2019 là 14,2%, giảm 3,7 điểm phần trăm so với 10 năm trước. Trong những năm qua, sự chênh lệch về giới trong tỷ lệ tham dự lực lượng lao động và mức lương trung bình ở Đài Loan đều thể hiện tốt hơn so với Nhật Bản và Hàn Quốc. Tỷ lệ thanh toán trợ cấp lần đầu cho nam giới xin nghỉ việc không hưởng lương để chăm sóc con cái đã tăng dần trong gần 5 năm qua.

Về quyền bình đẳng hôn nhân đồng giới, năm 2019, Đài Loan đã thông qua Luật Hôn nhân đồng giới, đến nay đã thực thi được hơn 1 năm. Tính đến tháng 5/2020, cả nước đã có 4.087 cặp đôi đồng tính hoàn thành thủ tục đăng ký kết hôn, trong đó có 1.257 cặp đôi nam và 2.830 cặp đôi nữ.

 Ban Bình đẳng giới cũng cho biết thêm, định kiến về giới theo truyền thống đã dẫn đến việc lựa chọn ngành học như học sinh nam chọn nhóm ngành kỹ thuật và công nghệ, học sinh nữ chọn nhóm ngành khoa học xã hội và nhân văn trong giáo dục đại học, cũng như hiện tượng phân biệt giới tính trong nghề nghiệp sau này. Các nhà nghiên cứu nữ ở Đài Loan chiếm 22,6%, tuy cao hơn so với Nhật Bản và Hàn Quốc những vẫn chưa đạt được tỷ lệ 30%.

 Viện Hành chính sẽ tích cực thúc đẩy các vấn đề quan trọng như xóa bỏ định kiến về giới, tăng cường hỗ trợ chăm sóc trẻ em, nâng cao quyền năng kinh tế và tham gia quyết sách của phụ nữ, v.v… Viện Hành chính cũng sẽ đưa quan điểm về giới vào các chương trình chính sách của Chính phủ, tạo nên xã hội công bằng, tôn trọng sự đa dạng về giới tính và bình đẳng giới. Nội dung hoàn chỉnh của “Biểu đồ bình đẳng giới năm 2021” đã được công bố trên trang web của Ban Bình đẳng giới, Viện Hành chính.

Bài Viết Liên Quan

Trả lời

024.2214.9333

1
Bạn cần hỗ trợ?