Về Việt Nam hay ở lại vùng dịch có nguy cơ như nhau, du học sinh nên cân nhắc thật kỹ, làm tất cả những gì có thể để bảo vệ mình.Bảo vệ bản thân trước khi bảo vệ cộng đồng.Chị Nguyễn Vũ Thanh An, thạc sĩ giáo dục học tại Đại học Harvard chia sẻ lời khuyên với du học sinh.
Tuần qua, rất nhiều trường trên thế giới chuyển sang học online hoặc đóng cửa, một số ký túc xá ngừng hoặc hạn chế hoạt động. Việc chuyển tiếp từ hình thức học truyền thống sang online khiến một số bạn phải mất thêm thời gian làm quen.
Qua trao đổi với một số du học sinh, chúng tôi biết hiện một số bạn cân nhắc về hoặc đã về Việt Nam. Cũng nhiều bạn quyết định trụ lại dù đang có dịch. Chúng tôi chia sẻ cùng các bạn rằng về Việt Nam hay ở lại vùng dịch nguy cơ là như nhau.
Khi WHO tuyên bố Covid-19 là “đại dịch toàn cầu”, chúng tôi hiểu quyết định về Việt Nam hay ở lại nước sở tại (hay việc băn khoăn chưa biết quyết gì) với các bạn đều rất khó khăn. Phụ huynh thấy con em ở nơi thật xa trong hệ thống khác Việt Nam về nhiều mặt, cũng không khỏi lo lắng.
Tuy không phải chuyên gia về y tế, việc tư vấn trường học cho chúng tôi cơ hội được hỗ trợ tiếp cận cũng như truyền tải thông tin chính thống, có số liệu và cơ sở khoa học để giúp du học sinh và gia đình đưa ra quyết định.
Về Covid-19: Đây là dịch bệnh gây ra bởi virus chủng mới trong họ corona. Người nhiễm bệnh có những triệu chứng như sốt, ho, khó thở. Sau khi vào cơ thể, virus sẽ tấn công phổi. Những người lớn tuổi, có bệnh lý nền là nhóm dễ bị ảnh hưởng nặng nhất. Lứa tuổi thanh thiếu niên có tỷ lệ mắc bệnh và chuyển nặng rất thấp.
Tại sao các trường học đóng cửa? Đóng cửa trường học là chiến lược làm chậm đi sự lây lan của dịch bệnh vì làm giảm việc tiếp xúc giữa học sinh, giáo viên, nhân viên nhà trường, làm giảm nguy cơ lây nhiễm cộng đồng nói chung bằng cách tăng khoảng cách xã hội.
Tại sao chúng ta cảm thấy căng thẳng? Vì chúng ta đều là con người, có rất nhiều thứ chưa biết về chủng virus mới này. Tâm lý con người tránh những thứ không chắc chắn, đôi khi là suy diễn thêm chuyện để giải thích những hiện tượng chưa rõ ràng. Nói cách khác, chúng ta thà thấy sợ còn hơn chấp nhận sự bấp bênh. Cùng với sự bùng nổ thông tin của thời đại số, chúng ta càng cảm thấy dịch bệnh như đã đến cửa nhà mình rồi.
Vì sao du học sinh hoặc gia đình muốn ở lại? Đầu tiên, các bạn sợ khi về sẽ ảnh hưởng tới việc quay lại học những năm tiếp theo hoặc xin visa. Một số bạn có giấy tờ đi thực tập, đi làm cần được giải quyết, cũng có thể vì hiện tại khu của bạn chưa có dịch nên nghĩ về là không cần thiết.
Có bạn sợ về nguy hiểm hơn việc trụ lại do có thể bị lây trên đường, rồi lan ra mọi người xung quanh. Khi lựa chọn ở lại, các bạn phải sẵn sàng đối mặt với việc sẽ hạn chế ra ngoài đường, phải tự chuẩn bị rất nhiều đồ ăn và nhu yếu phẩm. Có nhiều bạn chia sẻ vì công việc, học tập mà ở lại vì đã làm tốt công tác chuẩn bị.
Vì sao một số bạn và gia đình chọn về Việt Nam? Các bạn tin tưởng vào phương pháp phòng chống dịch hiện tại của Việt Nam. Ngộ nhỡ có vấn đề gì, các bạn sẽ được đồng bào hỗ trợ, được người thân ở bên.
Các bạn nếu về từ vùng dịch, chắc chắn sẽ được hướng dẫn cách ly cũng như bảo vệ cộng đồng một cách tốt nhất.
Quyết định đi hay ở là do các bạn và gia đình, tùy thuộc vào tình hình thực tế của mỗi cá nhân.
LỜI KHUYÊN CHO CÁC BẠN CHỌN Ở LẠI:
Bạn có thể liên hệ với Đại sứ Quán Việt Nam tại nước sở tại nếu cần hỗ trợ.
Làm việc với các văn phòng nhà trường: Văn phòng hỗ trợ học sinh quốc tế liên quan đến visa, giấy tờ; văn phòng hỗ trợ học thuật, các giáo sư, cố vấn…
Với các bạn ở ký túc xá, hãy liên hệ với văn phòng Quản lý ký túc xá. Trường hợp ký túc xá đóng cửa, hãy liên hệ với trường, văn phòng Hỗ trợ vinh viên quốc tế, hội Cựu sinh viên cũng như những gia đình cộng đồng để được hỗ trợ.
Nên chuẩn bị nguồn cung cấp thức ăn và nhu yếu phẩm ổn định và có phương án dự trù nếu như có thay đổi với nguồn mua đồ hiện tại. Nên đặt đồ online thay vì đi chợ/siêu thị. Trường hợp trường đóng cửa và bạn gặp khó khăn nhận đồ, hãy liên hệ với văn phòng phụ trách của trường để đàm phán quyền lợi. Sau đó, bạn có thể gọi cho bưu điện gần nhất để được hỗ trợ nhận hàng.
Hợp tác chặt chẽ với trường học của bạn vì hiện tại một số trường hỗ trợ sinh viên tối đa. Và hãy chủ động, sáng tạo vì có thể kế hoạch hiện tại của trường bạn sẽ thay đổi.
Nếu có kế hoạch liên quan tới việc làm hoặc đang cần hoàn thành chương trình thực tập, hãy ngay lập tức thông báo với người cố vấn hỗ trợ để tìm giải pháp thay thế tạm thời. Đừng ngần ngại đưa ra giải pháp của riêng bạn vì Covid-19 là tình hình mới mà chúng ta đều đang học cách thích nghi.
Hiểu rõ về quy định y tế cũng như bảo hiểm của bản thân; gọi trực tiếp và hỏi công ty bảo hiểm/cơ sở y tế địa phương nếu chưa rõ.
Có danh sách trang tin chính thống để cập nhật tin tức từ nước sở tại và của địa phương đang sinh sống.
Tải ứng dụng tạo khoảng cách xã hội mới (臺灣 社交 距離) Được giới thiệu bởi Trung tâm Kiểm soát Dịch bệnh Đài Loan (CDC) và Phòng thí nghiệm AI Đài Loan, Ứng dụng Dãn Cách Xã Hội ngăn chặn việc lây truyền COVID-19 bằng cách đo khoảng cách giữa những người dùng ứng dụng. Ứng dụng sẽ lưu lại lịch sử tiếp xúc trong 14 ngày.Khi được thông báo về việc đang ở gần bệnh nhân COVID, người dùng có thể tìm kiếm sự trợ giúp tại các bệnh viện gần đó hoặc gọi 1922, đường dây nóng về bệnh truyền nhiễm.
Link tải: iOS: https://apps.apple.com/…/%E8%87%BA%E7…/id1554431836… Android: https://play.google.com/store/apps/details…
DƯỚI ĐÂY LÀ LINK GOOGLE MAP CẬP NHẬT GHI CHÉP TẤT CẢ CÁC ĐỊA ĐIỂM MÀ BỆNH NHÂN NHIỄM COVID ĐÃ ĐI QUA.Chỉ cần phóng to thì sẽ nhìn thấy hình người ( biểu thị cho người nhiễm bệnh đã đi qua) và có những vùng màu sắc khác nhau biểu thị cho mức độ cảnh báo. Các bạn hãy thường xuyên theo dõi để xác định phạm vi an toàn tại thời điểm này nhé: https://www.google.com/maps/d/viewer?hl=zh-TW…
Tại cuộc họp Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống Covid-19 , đại diện Bộ Giao thông Vận tải khuyến cáo người Việt Nam ở nước ngoài nên cân nhắc kỹ việc trở về do tình hình di chuyển bằng đường hàng không giữa các nước hiện rất khó khăn. Nhiều nước siết chặt việc xuất nhập cảnh, có thể đưa ra quyết định đơn phương về việc dừng, thay đổi chuyến bay. Chuyên gia y tế nêu rõ khả năng lây nhiễm bệnh rất cao khi người dân di chuyển đến sân bay và trên máy bay.
Thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Việt Nam hiện có khoảng 190.000 du học sinh, nhiều nhất là Mỹ 29.000, kế đó là Canada 21.000, Australia và New Zealand 30.000, Nhật Bản 15.000, Hàn Quốc 14.000, Anh 12.000, Italy và Đài Loan mỗi nước khoảng 11.000, Đức 7.500, Pháp 6.500.
Các em hãy liên hệ với Nhân Hoà để thầy cô hỗ trợ các vấn đề liên quan nhé!
Nhân Hoà luôn đồng hành cùng các em và gia đình !